Chào mừng bạn đến với CLB Ảo Thuật
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Hãy đăng ký làm thành viên để được học những màn ảo thuật hấp dẫn
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Ảo thuật gia Z72

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Sư Phụ
Sư Phụ



Tổng số bài gửi : 107
Join date : 02/05/2009
Age : 33
Đến từ : 12A4

Ảo thuật gia Z72 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ảo thuật gia Z72   Ảo thuật gia Z72 EmptySun May 03, 2009 8:50 pm

Ảo thuật gia Z72















Ảo thuật gia Z72 I294847142_92156_5

NSƯT Z27-Ông là Nghệ sỹ Ảo Thuật đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm hiện nay được nhà Nước phong tặng Danh Hiệu NGHỆ SỸ ƯU TÚ.
Phong cách biểu diễn sang trọng, đỉnh đạc cùng với niềm đam mê Ảo Thuật
đã tạo nên tên tuổi của Ông ngày hôm nay. Hiện nay Ông đang định cư ở
Mỹ nhưng vẫn thường xuyên về VN truyền đạt kinh nghiệm cho những đồng
nghiệp trẻ. ẢO THUẬT GIA Z 27

“Ông hoàng bồ câu” Z27

Năng khiếu và niềm đam mê ảo thuật đã làm nên tên tuổi của ''ông hoàng
bồ câu'' Z27. Cho đến bây giờ, trái tim già đã mỏi nhưng nhiệt huyết
với ảo thuật vẫn chưa hề cạn trong ông. Ngày ngày, người ta thấy ''ông
hoàng'' già nhốt mình trong căn phòng với nhựa, gỗ và những con thú.
Đêm đêm, khi tiếng xe trên phố đã bớt huyên náo, những ánh đèn đường
vàng vọt xuyên qua ô cửa sổ lọt vào căn phòng nhỏ bên đường Nguyễn Đình
Chiểu, quận 3 - TPHCM, ông vẫn ngồi lặng lẽ với những chú bồ câu, đắm
chìm trong suy nghĩ. Z27 chính là tên gọi trong nghề của NSƯT Nguyễn
Đức Trường.

''Người ta nói nghề chọn người chứ người có bao giờ chọn được nghề
đâu'' - ông phân trần. Nhớ ngày xưa những gánh sơn đông mãi võ cứ vài
tháng lại ghé phố chợ quê ông biểu diễn rồi bán thuốc. Tụi trẻ khi ấy
mê mẩn những trò múa võ, lộn nhào rồi phun lửa phì phì. Riêng ông, thì
say sưa trước những trò ảo thuật do những nghệ sĩ mãi võ biểu diễn. Thế
rồi, cứ sau mỗi buổi diễn của họ, ông lại lân la gặng hỏi về những trò
ảo thuật kỳ lạ ấy. Đầu tiên họ không giấu được vẻ khó chịu, sau đó là
ngạc nhiên khi thấy một thằng bé chừng mười tuổi cứ bám riết lấy mình,
những nghệ sĩ sơn đông đã vui vẻ dạy bảo ông vài ''chiêu'' nho nhỏ. Đêm
đêm, ông **** mò bên những trò mới học và nghĩ ra những biến thể mới.
Cứ thế, ông biến những trò ảo thuật của những nghệ sĩ sơn đông thành
trò của mình. Khán giả của ông là những đứa bạn học còn thò lò mũi
xanh, những tràng pháo tay nồng nhiệt của chúng bạn đã nuôi dưỡng niềm
đam mê biểu diễn ảo thuật trong ông.

Đầu những năm 50, ông theo gia đình chuyển nhà từ quê Tiền Giang lên
Sài Gòn sinh sống. Những năm ấy, ảo thuật ở Việt Nam đã dần dần phát
triển sau khi du nhập và định hình được hơn ba chục năm và xuất hiện
nhiều ảo thuật gia tên tuổi như Nguyễn Thành Long, Lê Văn Quý, Bảo
Thu... Ông chỉ có mỗi một mơ ước được học nghề từ họ. Cơ hội đến khi
một tờ báo đăng tin ảo thuật gia Nguyễn Thành Long chiêu sinh lớp học
trò mới, ông đọc tin mà mừng rơi nước mắt, số tiền học phí học ảo thuật
quá cao so với số tiền nhịn quà bánh của một cậu bé. Thế rồi, bạn bè
lại góp tiền cho ông đi học với một điều kiện: Mỗi khi học được trò mới
ông phải biểu diễn liền cho chúng xem. Trong số những học trò của thầy
Long, ông là cậu bé có niềm đam mê lớn nhất, trò gì sư phụ dạy ông cũng
đều cố gắng tiếp thu và thực hiện thành công nhất. Thầy Long nói với
ông rằng, đối với ảo thuật thì quan trọng nhất phải là một bàn tay thật
dẻo và khéo léo, thế là cứ mỗi đêm, ông đứng trước tấm gương lớn, tưởng
tượng bên trong tấm gương kia là hàng trăm khán giả đang hướng ánh mắt
về phía mình mà tập. Ông tập với những trái bóng bàn, những điếu thuốc
và những bộ bài. Đôi tay ông nhiều lần phồng rộp, nhức buốt nhưng sự
khéo léo được nâng lên từng ngày.

Ông còn nhớ như in hình ảnh một ảo thuật gia người Anh với áo đuôi tôm, găng tay trắng, đội mũ cao làm những chú Ảo thuật gia Z72 Py56
bồ câu thoắt ẩn thoắt hiện. Hình ảnh ấy ám ảnh ông mãi, ông nghĩ tại
sao người ta làm được mà mình không làm được. Ông đã nhờ người mua được
6 con bồ câu từ Pháp về, đêm đêm trước chiếc gương to, kiên nhẫn luyện
nghề. Năm 1968 là năm đánh dấu sự xuất hiện của một tài năng lớn trong
làng ảo thuật với nghệ danh Z27, bằng sự điêu luyện và nét diễn hào
hoa, ông đã giành giải thưởng lớn với ''Tiết mục bồ câu'' tại một liên
hoan ảo thuật có tới gần 30 bậc cao niên góp mặt. Sau ngày giải phóng
miền Nam, Z27 được Nhà nước cử đi biểu diễn giao lưu ở các nước Đông Âu
và đã được công nhận là hội viên danh dự vĩnh viễn của CLB Ảo thuật
Moskva. Những năm sau đó, Z27 trở thành ảo thuật gia không thể thiếu
mặt tại các nhà hàng, vũ trường với hàng chục suất diễn mỗi tháng. Tài
nghệ trong tiết mục xòe bài và biểu diễn với Ảo thuật gia Z72 Py56
bồ câu khiến cho nhiều ảo thuật gia nổi tiếng châu Á thời bấy giờ cũng
phải ngả mũ kính nể. Z27 được báo chí trong và ngoài nước đồng loạt ca
ngợi là ''Ông vua xòe bài'' và ''Ông hoàng bồ câu''. Lúc ấy, một suất
diễn của Z27 chỉ khoảng 15 phút có cát sê trên... 1 lượng vàng.

Nỗi lo đội ngũ kế vị những “ông hoàng”

Ảo thuật gia Z72 Images465156_aothuat1

Những năm 90, ảo thuật dần dần bị các môn nghệ thuật khác “đưa ra''
khỏi sân khấu. Ngay cả những hội chợ, ảo thuật cũng ít được xuất hiện.
Z27 thấy ảo thuật bắt đầu một giai đoạn thoái trào, đã quyết định rút
khỏi sân khấu và quyết tâm đào tạo đội ngũ kế cận. Ông lập một xưởng
sản xuất những đồ chơi ảo thuật nhỏ, liên tục mở các lớp đào tạo ảo
thuật. Nhưng là lực bất tòng tâm. Ông nói ảo thuật là bộ môn nghệ thuật
khó, đòi hỏi năng khiếu rồi lòng đam mê, rồi dáng, rồi duyên và cả kỹ
thuật biểu diễn. ''Ông hoàng bồ câu'' Z27 đã mở lớp dạy cả trăm học trò
trong suốt mấy chục năm qua nhưng ông chưa thấy ai có khả năng để kế
thừa ngôi vị ''ông hoàng'' của thế hệ ông, người đam mê thì không bộc
lộ năng khiếu, người có năng khiếu thì chỉ coi ảo thuật như là môn chơi
tài tử để mua vui.

Ảo thuật Việt Nam không hề thua kém các nền ảo thuật trên thế giới. Đã
nhiều lần, Z27 rồi Tony Quang đi biểu diễn ảo thuật tại nước ngoài và
để lại dấu ấn rất lớn trong lòng bạn bè quốc tế. Họ thừa nhận ảo thuật
Việt Nam có những nét riêng rất thu hút người xem. Nhưng vì sao ngay
tại Việt Nam, ảo thuật chỉ là ''món ăn phụ” và hiện nay đang phải thoi
thóp sống? Ông hoàng Z27 lắc đầu: ''Ảo thuật được ví như đứa con song
sinh với xiếc, trong khi xiếc có trường đào tạo, có kế hoạch phát
triển, còn ảo thuật thì phải tự lực. Nhiều nghệ sĩ ảo thuật trẻ để tồn
tại được phải lang thang biểu diễn trong những quán bar, những nhà hàng
kiếm từng đồng xu lẻ để nuôi nghề, nuôi thân''. Nghệ sĩ Tony Quang vẫn
không thể quên hình ảnh một đồng nghiệp của ông đã phải biểu diễn ảo
thuật để nhận từng tờ 5.000 đồng trong một khu phố nhậu quận 1. Làm sao
những đồng tiền ấy xứng đáng với sự khổ luyện, cho tiếng tăm của nghề
ảo thuật? Song nghĩ lại, họ không có sân khấu diễn, họ muốn giữ nghề,
muốn tồn tại thì đâu còn cách nào khác. Ngay như ông, được người ta
xưng danh là một ''ông hoàng'' biểu diễn với những trò rất khó, rất thu
hút khán giả như cắt người làm ba khúc, thôi miên người trên cây chổi
mà nhiều khi còn không kiếm ra sân khấu để diễn. Ảo thuật là lĩnh vực
tốn rất nhiều tiền của để đầu tư, một tiết mục của nghệ sĩ Tony Quang
đã phải bỏ vốn cả trăm triệu đồng nhưng chưa bao giờ thu được hoàn vốn.
Ông cho biết: Ở nước ngoài có những sân khấu riêng dành cho ảo thuật,
nó như một món ăn sang trọng dành cho mọi người. Ở ta, ngoài sân khấu
Xiếc - Ảo thuật tại Công viên 29-3, TPHCM, hầu như không có đất diễn
phù hợp cho ảo thuật, mà muốn ảo thuật đạt tới đỉnh cao của nó thì phải
đưa nó đến với người hâm mộ. Người hâm mộ vẫn còn đó nhưng những phương
tiện để phát triển ảo thuật thì thiếu thốn đủ bề. Không có đất dành cho
ảo thuật thì làm sao có chỗ đứng cho lớp nghệ sĩ trẻ phát triển nghề
nghiệp để có thể trở thành “ông hoàng'' sau này?

Về Đầu Trang Go down
https://thanhtunga4.forumvi.com
 
Ảo thuật gia Z72
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ao thuật gia Vũ An
» Ảo thuật gia Bone Ho
» nữ ảo thuật gia Ngô Mỹ Uyên
» Ảo thuật gia Alika3 !!!
» Ảo thuật gia Jeff Mcbride !

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chào mừng bạn đến với CLB Ảo Thuật :: TRUNG TÂM THÔNG TIN :: Chân dung Ảo thuật gia-
Chuyển đến